''HỌC SINH NÀO CŨNG CÓ QUYỀN CÓ GIÁO VIÊN TỐT''
- Đó là chủ đề Lễ
hưởng ứng Tuần lễ Toàn cầu Hành động vì Giáo dục với chủ đề “Đội ngũ
giáo viên có năng lực và tâm huyết cho mọi người học” do Bộ GD&ĐT
phối hợp cùng các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức
Tuần lễ Toàn cầu Hành động vì Giáo dục
là sự kiện hàng năm trong khuôn khổ của Chiến dịch Toàn cầu vì Giáo dục
(GCE) được Liên minh các Tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội giáo viên
của gần 150 quốc gia khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của việc giáo dục cho mọi người. Mục tiêu của tuần lễ nhằm góp
tiếng nói nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng nhu cầu học tập
khác nhau của mọi đối tượng người học, nhất là với những người học là
người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2013 cũng là dịp
để UNESCO thúc đẩy cam kết tại Hội nghị Thế giới về Chăm sóc và Giáo dục
Trẻ mầm non; huy động sự hỗ trợ chính trị mạnh mẽ hơn nữa cho công cuộc
chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non các đối tượng người học, nhất là với
những người học là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
người giáo viên tốt là người thầy dạy học sinh về đạo đức, tác phong, ứng xử bằng hình ảnh chính người thầy; dạy kiến thức bộ môn cái khó thầy biến thành dễ, cái rườm rà thầy biến thành giản đơn, cái khó nhớ trở thành ấn tượng; học cảm thấy không nhiều nhưng nhớ, hiểu biết nhiều và hình ảnh người thầy đó luôn in đậm trong ký ức học sinh.
Nói về thầy cô giáo tốt và chỉ ra tiêu chí để phấn đấu trở thành thầy, cô giáo tốt là cần thiết, song cũng cần chỉ ra những biểu hiện GV chưa thật tốt để biết phòng, tránh và giáo dục. Không thể có danh hiệu giáo viên tốt với những thầy cô chỉ biết dạy trong 45 phút/tiết lên lớp; kiến thức thì diễn giảng trong SGK không mở rộng, liên hệ; bài soạn thì đánh cắp nhiều hơn là chia sẽ trên Internet; trống đánh hết giờ thầy gấp sách; kiểm tra thi cử không nghiêm túc; chấm bài qua loa đại khái; bệnh thành tích nâng điểm để đạt chỉ tiêu để kiếm danh hiệu thi đua; xử phạt học sinh bằng mắng nhiếc và xếp loại giờ học cũng như cho điểm tồi tệ. Nếu trong thầy cô giáo chúng ta ai còn dính đến một tý hành vi trên thì tự nói với lương tâm rằng ta chưa xứng đáng làm giáo viên chứ chưa đừng nghĩ đến tại sao ta chưa là giáo viên tốt.
Học sinh có quyền có giáo viên tốt, khảng định đó như một thông điệp luôn nhắc cán bộ quản lý cũng như giáo viên và các cán bộ làm công tác phục vụ dạy học phải tự đặt câu hỏi cho chính mình là: Chúng ta phải làm những gì để đáp ứng đòi hỏi đó của xã hội và xã hội đã tạo ra nghề nghiệp cho lực lượng nhà giáo chúng ta.
“Khi có vấn đề khúc mắc, học sinh thường muốn nói chuyện trực tiếp với thầy cô hơn là gọi điện thoại, viết thư... Rõ ràng nhu cầu được trao đổi trực tiếp, thẳng thắn và chân thật nhất của các em với thầy cô lớn đến dường nào. Tuy nhiên, điều này dường như đã bị bỏ quên trong áp lực bài vở, thi cử mỗi ngày"
“Quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là đã, đang và sẽ thực hiện
các chính sách, các hoạt động nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận một nền GD cơ
bản có chất lượng cho trẻ em. Công bằng xã hội trong GD được cải thiện,
đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con
em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Việc miễn, giảm học phí, cấp
học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận
con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập...”,

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp giáo viên điều khiển một giờ học thành công. Những lời khuyên có thể giúp giáo viên giảm được những tình huống sư phạm và không bị gián đoạn tiết học bởi những học sinh gây rối.

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp giáo viên điều khiển một giờ học thành công. Những lời khuyên có thể giúp giáo viên giảm được những tình huống sư phạm và không bị gián đoạn tiết học bởi những học sinh gây rối.
1. Đặt nội quy ngay từ đầu
Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học
mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt
được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được
cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi GV “lờ” đi những sự quậy
phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập
tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển
lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân
thủ nó.
HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và
điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS
nếu mong được HS tôn trọng. Nếu GV không đối xử với tất cả HS một cách
công bằng, những HS bị đối xử không công bằng sẽ không thích thú làm
theo những quy tắc trong lớp học. Hãy chắc chắn rằng ngay cả HS xuất sắc
nhất trong lớp cũng có khả năng phạm lỗi, và học trò đó cũng đáng bị
phạt về lỗi của mình.
Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang
đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó
đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học. Nếu
bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh
cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.
Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp
học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò
là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học. Tuy nhiên,
nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư
(bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè. Cũng không
phải là ý kiến hay nếu bêu riếu, trách móc, phê phán, HS đó như một ví
dụ điển hình về vi phạm nội quy lớp học. Mặc dù HS khác sẽ thắng nhưng
có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội thực sự dạy HS kia bất cứ điều gì nữa.
Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học
trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước
với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hoá giải"
tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của
bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng
hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia
lại nhận thấy bị xúc phạm.
Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ
không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách bạn nói với
học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn
của bạn với học trò. Ví dụ, bạn có thể nói "Sau khi thảo luận nhóm, cô
(thầy) muốn các con giơ tay và được gọi lên trước khi bắt đầu phát biểu ý
kiến. Cô cũng hi vọng các con sẽ tôn trọng ý kiến của bạn mình và lắng
nghe những gì bạn các con nói".
Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học.
Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi
ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh
điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối
của giáo án. Khi bạn có nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, bạn sẽ khai
thác sâu thêm nội dung bài học và tránh được thời gian nhàn rỗi trong
tiết học.
Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc
phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một
ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu
nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của
bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn. Học trò có quyền
mong bạn đối xử nhất quán hàng ngày. Tính khí thất thường không được có
trong lớp học. Một khi bạn đánh mất sự kính trọng của HS, bạn sẽ đánh
mất luôn sự chăm chú vào bài giảng.
Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm
cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không
được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ
nguyên tắc.
Mẹo này không có nghĩa là bạn không đếm, hay đếm sai
tất cả các lỗi vi phạm trước đó, ví dụ, nếu HS có ba sự hối hận muộn mặn
thì hôm nay nghĩa là các em có bốn. Điều đó có nghĩa rằng bạn nên bắt
đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định
kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay
em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách
khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm.
10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái
9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được
8. Luôn luôn nhất quán
7. Kế hoạch dự trù
6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp
5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước
4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học
3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt
2. Công bằng là chìa khoá